7 Bí quyết thành công đối với 1 freelance copywriter
Một nền tảng kiến thức vững chắc về Google Analytic sẽ mang lại cho bạn sức mạnh. Bạn không cần ông chủ nhắc nhở bạn phải làm gì, thay vào đó, bạn có thể
Trở thành một Copywriter có nghĩa là bạn cần phải có đôi mắt của một nhà biên tập, đôi tai của một nhà báo và trái tim của một tiểu thuyết gia.
Dưới đây là 7 kỹ năng quan trọng nhất cho bạn bắt đầu nghề nghiệp Copywriter.
1. Hội chứng mang tên “Đam mê”
Hẳn là bạn phải yêu say đắm những con chữ và ngôn từ thì mới đến với nghề viết quảng cáo, đúng chứ?
Đam mê là không thể giả mạo. Và thật không may, nó lại là nhân tố quyết định một content thành công hay thất bại. Bởi người đọc hoàn toàn có thể biết bạn có đang nói dối hay không. Nếu ngay cả bản thân bạn còn không quan tâm những gì bạn viết, không tin những gì bạn nói thì bạn không thể đòi hỏi người khác nghe lời khuyên từ bạn được.
Đam mê là truyền nhiễm. Sự đam mê sẽ truyền cảm hứng tới cho mọi người, làm cho họ quan tâm, chú ý tới thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ tin tưởng những gì mà bạn tin tưởng. Hãy viết những Content tràn đầy sự phấn khích và lòng nhiệt tình một cách cẩn thận và say mê. Hãy sử dụng sự hài hước cho mọi người thấy rằng bạn đang có một khoảng thời gian tuyệt vời. Bởi đó là cách duy nhất làm cho khách hàng của bạn bắt đầu hành động.
TOP TIP: Chỉ viết về những gì mà bạn đam mê. Có người sẽ nói rằng bạn “kén cá chọn canh”. Tuy nhiên, đừng quan tâm. Điều này sẽ giúp cho bạn đạt tới thành công, bởi bạn không cần phải dối trá về đam mê của mình.
Trước khi bắt đầu tìm kiếm công việc, hãy thực hiện danh sách sau đây:
1. Lĩnh vực bạn yêu thích và muốn viết
2. Lĩnh vực bình thường
3. Lĩnh vực bạn ghét và không muốn viết
Hãy để danh sách này trở thành kim chỉ nam hướng dẫn bạn tìm kiếm công việc phù hợp cũng như trở thành một Copywriter đúng nghĩa.
2. Cần có đôi mắt của một Editor
Mỗi Copywriterr đều là một Editor chuyên nghiệp, không chỉ là về ngữ pháp và chính tả. Ví dụ, khi tạo một bài đăng trên Blog, điều quan trọng là bạn phải hiểu cách mà độc giả tiếp cận các content trực tuyến, sau đó chỉnh sửa sao cho phù hợp.
TOP TIP: Khi hoàn thành một bài viết, hãy đọc lại và tìm điểm nhấn phù hợp, chèn hình ảnh bổ sung, phân nhóm, chia đoạn… Hãy luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để bài viết dễ dàng được đọc hơn, dễ dàng được tìm kiếm hơn, hấp dẫn hơn? Làm thế nào để độc giả tiếp cận bài viết được thuận lợi nhất?
3. Trái tim thấu hiểu
Khả năng thông cảm và thấu hiểu là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để một Coppywriter phát triển sự nghiệp. Bởi nếu như bạn có thể hiểu được cảm xúc của người khác, bạn có thể lý giải được tại sao họ lại click chuột, điều gì làm cho họ cảm thấy hứng thú và buộc phải hành động.
Khi thấu hiểu cảm xúc, bạn có thể tạo ra những “tiêu đề” hấp dẫn mọi người nhấp chuột và trải nghiệm trang web. Thấu hiểu cảm xúc cũng làm cho chiến lược content đạt được hiệu quả (có thể đo lường bằng công cụ KPIs) do chủ đề của content cũng như các phương pháp phân tích, giọng điệu và ngôn từ phù hợp với thị hiếu của người đọc.
TOP TIP: Bạn chỉ thực sự đồng cảm với khách hàng khi mà bạn hiểu họ. Hãy đi thẳng vào trái tim của khách hàng bằng cách tạo ra các persona rõ ràng và đầy đủ (tạo các persona trong chiến lược content và thường xuyên xem lại khi lên content calendar – lịch trình nội dung, lúc bắt đầu và trong suốt quá trình viết content).
4. Bạn cần là một nhà tìm kiếm suất xắc
Tìm kiếm là kỹ năng cần có cơ bản của một Copywriter, là cách tốt nhất để có được các thông tin giá trị, nhằm làm phong phú nguồn thông tin cho các độc giả quan tâm tới content của bạn. Tìm kiếm giúp bạn tiếp cận những nguồn thông tin chất lượng, số liệu đầy đủ, liên quan tới nội dung bài content. Ví dụ, bạn đang viết một content tổng quát về đối tượng X và bạn không thể đi vào chi tiết từng khía cạnh cụ thể, hãy chèn link bài viết blog khác và độc giả của bạn có thể xem tiếp tại đó.
TOP TIP: Hãy tạo bảng gồm 2 cột, trong đó: Một cột là các bài viết blog yêu thích của bạn, cột còn lại là các số liệu thống kê hữu ích mà bạn thu được trong quá trình nghiên cứu (hoặc vô tình có được khi đọc một bài báo, xem một bản tin…). Các bảng này sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Ví dụ, trước khi viết một bài đăng mới, hãy kiểm tra lại bảng số liệu, bởi có thể sẽ có các dữ kiện phù hợp làm tăng tính thuyết phục cho bài đăng của bạn.
5. Bạn cần phải hiểu biết về SEO và Inbound
Để đảm bảo cho các content được tìm thấy và được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm, bạn cần phải nắm vững các thủ thuật SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và Inbound Marketing (marketing dựa trên giá trị). Điều này vô cùng quan trọng. Ví dụ, để khuếch đại phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người quan tâm tới content, bạn cần phải xây được dựng mối quan hệ với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Bạn phải học cách viết thẻ meta tag (đặc biệt là thẻ meta description) sao cho ngắn gọn, súc tích và khái quát được nội dung, hiểu được tầm quan trọng của tiêu đề và cách thức tối ưu hóa thẻ URL. Và mặc dù Google thường xuyên cập nhật các thuật toán mới, phạm vi tiếp cận của content cũng vẫn không bị giảm sút, bởi vì bài viết của bạn được viết cho con người chứ không phải cho một công cụ tìm kiếm.
TOP TIP: Dù bạn đang làm việc cho một thương hiệu lớn với mạng lưới cung cấp nội dung khổng lồ hay một doanh nghiệp nhỏ và không có gì cả, hãy học cách xác định và kết nối content với những người có tầm ảnh hưởng để mở rộng phạm vi tiếp cận của content.
Sử dụng các công cụ như BuzzSumo sẽ giúp bạn xác định vấn đề đang được quan tâm hiện nay, cập nhật các ý tưởng, và giúp gia tăng độ phổ biến của content. Bạn có thể tìm đọc “Influencer Cheat Sheet: How to Connect, Engage With and Get What You Want” (tạm dịch: Influencer Cheat Sheet: Làm thế nào để kết nối, tham gia và nhận được những gì bạn muốn) để tìm hiểu chiến lược Influencer Marketing trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
6. Bạn cần có kỹ năng của một Superstar
Một Copywriter thành công còn phải học cách phân phối content có hiệu quả nhằm tối đa hóa kết quả đạt được. Điều này có nghĩa là bạn phải tìm hiểu cách thức giữ ổn định và gia tăng lượng follow trên trang mạng xã hội của bạn, hay trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để giữ chân người hâm mộ?”. Các bài viết thể hiện được phong cách cá nhân, bắt kịp xu hướng thời thượng nhằm thu hút sự chú ý của các follower.
Một Superstar sẽ biết cách để lan tỏa các bài viết, bài thuyết trình, video của mình thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và các quảng cáo trả tiền. Giống như tìm kiếm, thuật toán social media thường xuyên thay đổi do các ông lớn social hiểu được tầm quan trọng của nhu cầu người tiêu dùng. Khi thuật toán thay đổi, nó sẽ có tác động mạnh mẽ tới túi tiền của bạn.
TOP TIP: Nếu có điều gì đó mà bạn nên học từ social media, thì đó là “hãy học cách lắng nghe”. Bạn cần phải theo dõi các cuộc trò chuyện trực tuyến và trả lời kịp thời các câu hỏi được đưa ra, bằng cách sử dụng các công cụ quản social media như Hootsuite.
7. Không ngại phân tích
Một nền tảng kiến thức vững chắc về Google Analytic sẽ mang lại cho bạn sức mạnh. Bạn không cần ông chủ nhắc nhở bạn phải làm gì, thay vào đó, bạn có thể đào sâu suy nghĩ của riêng mình, xem xét cái gì có thể tiếp tục sử dụng, cái gì cần phải cải thiện. Bạn có thể nghiên cứu các content mà độc giả của bạn thích hoặc không thích và đưa ra lý giải.
Hãy học hỏi một cách thông minh có chọn lọc những gì cần thiết cho nội dung quảng cáo. Ví dụ, điều quan trọng là phải tìm hiểu làm thế nào để xem lượt view, chia sẻ và di chuyển… Khi bắt đầu một chiến lược, bạn nên sử dụng KPLs để đo lường khả năng thành công của chiến lược nội dung quảng cáo và mục tiêu kinh doanh.
TOP TIP: Đầu tư vào một công cụ phân tích content như BuzzSumo sẽ giúp loại bỏ hình thức làm việc thủ công. Bạn chỉ cần nhập tên miền blog và xem xét các số liệu thống kê phân tích, bạn sẽ biết được lượt view trang blog của bạn, nội dung nào trong blog được quan tâm, thậm chí đưa ra những gợi ý về chủ đề thích hợp…
Leave a Reply