Liệu sinh viên IT làm gì đề không thất nghiệp?

Để không thất nghiệp, bạn phải tự biết cách trang bị kiến thức cho bản thân. Kiến thức trong ngành IT rất rộng, rất nhiều. Nếu không biết cách học, bạn dễ bị mất

1) Học cách tìm hiểu thị trường

Các cụ đã dạy rằng: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Muốn có việc thì bạn phải nắm bắt, biết cách tìm hiểu thị trường, tìm hiểu xem công nghệ nào đang được ưa chuộng, ngôn ngữ nào đang hot, và từ đó bổ sung kiến thức của mình cho phù hợp.


Tìm hiểu thị trường như nào, có khó không? Thực ra rất đơn giản, bạn chỉ việc chịu khó các khảo sát của các trang chuyên về việc làm.
Nhìn qua ảnh trên ta thấy rằng ngôn ngữ JavaScript đang hot, tiếp đến là PHP, C#, Java. Về mảng web, các framework được dùng nhiều là Bootstrap, jQuery, AngularJS, NodeJS. Vì thế các bạn nên học thêm các framework sẽ dễ tìm việc hơn nhiều.
Và các bạn nên đọc những mẫu tin tuyển dụng của các công ty, để xem họ tuyển người như nào, có kĩ năng gì, từ đó mình có thể trau dồi thêm kiến thức mà minh chưa có.
Một điều quan trọng nếu muốn có việc làm, đó là các bạn phải học cách xin việc. Dù bạn học giỏi cỡ nào mà không xin được việc thì cũng vô dụng. Mà để xin được việc thì các bạn phải có một CV ổn, phải qua được vòng phỏng vấn.

2) Trang bị kinh nghiệm

Hiện nay có một sự trớ trêu đó là công ty chỉ thích tuyển người có kinh nghiệm làm việc. Nhưng sinh viên ra trường không có kinh nghiệm -> thất nghiệp -> không làm được việc -> không có kinh nghiệm. Cứ thế tạo thành vòng luẩn quẩn, và sinh viên cũng không có việc làm.
Nếu có kinh nghiệm, cơ hội công việc sẽ rộng mở hơn cho các bạn rất nhiều.
Vậy sinh viên kiếm kinh nghiệm ở đâu ra? Cách đơn giản nhất là bạn cố gắng đi thực tập vào năm 3. Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều như cách làm dự án thực tế ra sao, quy trình như nào, cách làm việc với khách hàng, cách ứng xử với các đồng nghiệp và cấp trên…
Đi thực tập, tốt nhất nên thực tập có lương, thấp cũng không sao, quan trọng là môi trường làm việc tốt thì minh có thể học hỏi được nhiều. Nếu không đi thực tập thì làm frelancer , hoặc tự nhận dự án, làm dự án từ thiện. Và đừng quên bỏ các dự án vào CV và khoe với các nhà tuyển dụng để chứng tỏ năng lực nhé.

3) Trang bị kiến thức

Để không thất nghiệp, bạn phải tự biết cách trang bị kiến thức cho bản thân. Kiến thức trong ngành IT rất rộng, rất nhiều. Nếu không biết cách học, bạn dễ bị mất thời gian mà lại khó đạt được mục tiêu. Để học hiệu quả hơn, bạn nên làm theo những bước sau:
Xác định thứ cần học: Đừng ôm tất cả, hãy tập trung vào học một thứ trước. Hãy học từng ngôn ngữ một thôi. Bạn chọn một ngôn ngữ, một framework, sau đó đi sâu, nắm chắc, khi nào thành thạo thì học tiếp cái mới. Đừng để cái gì cũng biết nhưng hóa ra chẳng biết cái gì.
Xác định con đường: Ví dụ bạn chọn làm front-end dev, bạn phải tìm hiểu về HTML/SCC/JS cơ bản, sau đó bạn mới tìm hiểu các framework. Làm gì cũng thế, bạn nên có nền tảng trước rồi mới phát triển cao dần sau.
Xem lại bản thân: Tự kiểm tra lại mình xem mình đã biết gì, chưa biết những gì để bổ sung. Đừng nghĩ mình đã biết hết, có khi lâu lâu những thứ mình nghĩ đã biết rồi nhưng vẫn phải học lại để bổ sung kiến thức đấy.
Nói chung dù học cách nào thì cách tốt nhất vẫn là làm thực tế. Vừa học vừa thực hành, áp dụng luôn kiến thức vào thực tế thì bạn mới nhớ, tiếp thu được.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *