Những lỗi viết tin tuyển dụng thất bại
Ngoài vấn đề lương bổng thì những lợi ích hay phúc lợi mà công ty dành cho ứng viên cũng không kém phần quan trọng để thu hút các ứng viên. Với những công ty có chế
1. Tiêu đề tuyển dụng không rõ ràng
Tiêu đề tuyển dụng rõ ràng để thu hút ứng viên. Với lượng lớn thông tin tuyển dụng được đăng trên các trang web tìm kiếm việc làm thì ứng viên phải tiếp nhận rất nhiều thông tin từ các công ty. Và họ thường sẽ không có thời gian để đọc trong vô vàn thông tin, vì thế, tiêu đề là thứ mà họ sẽ đọc sơ qua. Tiêu đề có phù hợp lĩnh vực chuyên môn, có cụ thể về mức lương sẽ làm họ dừng lại và xem chi tiết hơn.
Thế nhưng, nhiều nhà tuyển dụng đôi khi lại không chú ý đến điều này, tiêu đề đăng tin thường chung chung, không rõ ràng là đang tuyển vị trí nào. Ví dụ như: “Cần tuyển gấp nhân viên cho công ty XYZ”. Người ứng tuyển thường sẽ bỏ qua những thông tin chung chung như vậy và họ sẽ ưu tiên xem các tin có tuyển cụ thể vị trí mà họ quan tâm. Như vậy vô tình khiến cho lợi thế ứng tuyển nhân tài cho công ty sẽ thua thiệt so với những công ty khác. Nhà ứng tuyển có thể đưa ra một tiêu đề có vị trí tuyển dụng rõ ràng và kèm theo mức lương, sẽ khiến ứng viên quan tâm hơn khi họ thấy phù hợp với mình.
2. Đưa ra một mức lượng nhất định mà không phải là khoảng
Khi lựa chọn một công việc, ngoài vấn đề phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình thì điều mà ứng viên quan tâm nữa là lương bổng. Đăng tin với một mức lương nhất định, các ứng viên mặc định là nhà tuyển dụng sẽ trả đúng mức lương đó mà không thể hơn trong quá trình phỏng vấn,vì thế, nếu họ cảm thấy thấp thì thường bỏ qua và tìm kiếm một công ty khác có mức lương có thể thỏa thuận và ổn hơn.
Ngoài vấn đề phù hợp với lĩnh vực chuyên môn thì điều mà ứng viên quan tâm nữa là lương bổng
3. Đưa ra địa chỉ công ty mà không phải là địa chỉ làm việc
Lỗi mà có thể khiến cho nhiều ứng viên quay lưng đi với tin tuyển dụng này là việc đưa tin địa chỉ công ty mà không phải là nơi làm việc. Nếu như nơi làm việc cũng là địa chỉ của công ty thì không có gì đáng nói nhưng khi nơi làm việc khác với chỗ công ty thì nhiều người sẽ bỏ qua. Có thể địa chỉ này quá xa với nơi ở hiện tại hoặc địa chỉ này không thuận lợi cho họ khi đi làm,…Vì vậy, khi viết tin tuyển dụng cần đưa cụ thể địa điểm làm việc để các ứng viên có thể nộp hồ sơ phù hợp.
4. Phần mô tả công việc quá dài
Biết là nội dung công việc dành cho vị trí ứng tuyển cũng quan trọng, nhưng mà nhồi nhét nhiều thông tin, không phải là một ý kiến hay. Khi nhìn những nội dụng dài thòn lòn về phần mô tả công việc, một phần ứng viên không thể nhớ hết, một phần không thể hình dung được công việc chủ yếu của mình là gì nữa. Nhìn những công việc phải làm nhiều không điếm xuể như thế cũng khiến cho ứng viên nản và bỏ đi, tìm một cái khác ổn hơn. Thay vì viết nhiều, nhà tuyển dụng nên viết những nội dung tóm tắt của công việc, trình bày rõ ràng và ngắn gọn, sẽ khiến ứng viên sẽ đỡ choáng hơn và chấp nhận được những công việc yêu cầu dù có nhiều đi chăng nữa.
Thay vì viết nhiều, nhà tuyển dụng nên viết những nội dung tóm tắt của công việc
5. Những lợi ích dành cho ứng viên quá chung chung
Ngoài vấn đề lương bổng thì những lợi ích hay phúc lợi mà công ty dành cho ứng viên cũng không kém phần quan trọng để thu hút các ứng viên. Với những công ty có chế độ phúc lợi tốt nhưng lại không biểu diễn ra cụ thể, ví dụ như “cơ hội thăng tiến cao” thì ứng viên sẽ không “ham” lắm khi mà họ không thể mường tượng được, cái gì sẽ thu hút họ đây. Thay vì đó bạn cần nêu một cách cụ thể hơn, ví dụ như “sẽ xét duyệt tăng lương sau mỗi 6 tháng…”. Điều này sẽ giúp ứng viên quan tâm hơn và tìm hiểu kĩ hơn so với nêu chung chung.
6. Phần yêu cầu cho ứng viên không phù hợp
Nếu đang tuyển một vị trí cấp thấp mà nhà tuyển dụng lại yêu cầu quá nhiều ở ứng viên hoặc đòi hỏi những kỹ năng cao cấp thì chắc chắn ứng viên sẽ bỏ đi và không thèm quay lại. Dù có tuyển vị trí nào đi nữa thì việc yêu cầu ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí công việc cần là điều cần phải có. Với những kỹ năng chuyên môn để phù hợp với công việc thì nhà tuyển dụng có thể bắt buộc, thế nhưng, những kỹ năng mềm có cần nhất thiết phải có không?
Leave a Reply