Sự nghiệp marketing đáng nắm bắt của một freelancer
Viết bài thuê: chính xác hơn thì là mượn khách hàng này để câu khách hàng khác. Các freelancer sẽ được trả tiền để viết bài cho các công ty, và nhờ có
Một sự nghiệp marketing freelance chuyên nghiệp và hiệu quả luôn dựa vào hai yếu tố: marketing nội dung và thương hiệu của bạn. Vậy làm thế nào để một marketing freelancer có thể nâng cao tay nghề và mạng lưới khách hàng:
1. Chơi blog
Nhiều freelancer marketing cho rằng phải sử dụng blog thường xuyên để giao tiếp và mở rộng số lượng khách hàng. Không sai. Nhưng không phải tất cả, rất nhiều blogger vô cùng đình đám trên mạng nhưng khả năng làm marketing lại là con số 0 tròn trịa.
Có 3 lỗi cơ bản các freelancer thường mắc phải khi chơi blog:
Xác định sai đối tượng mục tiêu: khá nhiều blogger là bậc thầy trong cách viết blog, cách làm blog, thu hút được hàng triệu lượt view mỗi bài viết hay hàng trăm hàng nghìn bình luận. Nhưng rất nhiều người gặp phải trường hợp bình luận chỉ để đó, không có tính xây dựng hay bàn luận, hầu hết chỉ là khen ngợi hay chê bai, vã đặc biệt là không nhiều người muốn liên lạc với tác giả để tìm hiểu thêm về nội dung bài viết, bởi vì tác giả chỉ viết về những thứ họ thích, những thứ họ giỏi, chứ không viết về thứ mà xã hội quan tâm. Hiển nhiên, lượng khách hàng sẽ chẳng thể nào tăng.
Lời khuyên là: viết đúng người đúng tội, viết để người ta trả tiền cho mình chứ không phải để người ta khen chê.
Viết quá nhiều và quá dài: các blogger thường có thói quen thể hiện hết tất cả ý định trong một bài viết, dẫn đến hệ quả bài viết đôi khi quá dài, quá nhiều nội dung cần nhớ, khiến người đọc cảm thấy nhàm chán và không muốn đọc nữa. Những bài viết quá dài như vậy sẽ làm giảm đáng kể lượt view, các bình luận thường thấy sẽ là “dài quá chả muốn đọc”, “thím nào tóm tắt hộ cái”, “like trước đọc sau”,…. Và tất nhiên nếu người đọc không biết và hiểu kĩ nội dung bài viết là gì, họ sẽ không có bất cứ feedback nào cho bạn và sẽ không có nhu cầu thuê bạn làm việc cho họ bởi họ không thể đánh giá được khả năng của bạn.
Lời khuyên là: nếu một nội dung quá dài và nhiều ý, hãy chia làm các bài viết khác nhau với tựa đề “….(part 1)”, “….(part 2)”,…., như thế bài viết sẽ đỡ nhàm chán, miên man dài dòng cũng như với các tiêu đề part 2, part 3 sẽ kích thích trí tò mò của người đọc và họ sẽ tự động click vào dòng tiêu đề đó.
Lười dùng Newsletter: người đọc không phải lúc nào cũng rảnh rỗi hay có Internet để lên mạng đọc các blog mới của bạn mỗi ngày được. Vì thế Newsletter ra đời, nhằm truyền tải thông tin hoặc nội dung các blog mới đến khách hàng của bạn qua hình thức tạp chí hoặc báo giấy hay đơn giản là gửi mail. Cách này giúp tăng subscription rất hiệu quả mà không phải blogger nào cũng biết.
Lời khuyên là: đừng ngần ngại tạo ngay cho mình một Newsletter freelancer nhé.
2. Hình ảnh thương hiệu:
Thương hiệu là keyword mà dù sống dù chết bất kì marketing freelancer nào cũng không được phép quên dù chỉ một giây. Anh làm thương hiệu giỏi, anh sống. Anh mù tịt, anh bị đào thải. Vậy làm thế nào để đưa hình ảnh thương hiệu bay xa hơn trên bầu trời freelance đầy mây mù?
Nghệ thuật kể chuyện: làm marketing là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật đó chính là nghệ thuật khua môi múa mép, chính xác hơn là nghệ thuật kể chuyện. Các marketer sẽ dùng tất cả lời lẽ hay ho văn vẻ về sản phẩm hay dịch vụ họ muốn marketing, truyền đạt cho người nghe, hay nói cách khác là các marketer chính là những storyteller chính hiệu, kể chuyện để bán hàng. Đừng quên nhé các freelancer.
Viết bài thuê: chính xác hơn thì là mượn khách hàng này để câu khách hàng khác. Các freelancer sẽ được trả tiền để viết bài cho các công ty, và nhờ có các bài viết đó, các công ty khác sẽ biết đến freelancer và sẽ liên hệ hợp tác với họ. Quả là ngư ông đắc lợi. Tuy nhiên cần phải nhớ một điều đừng bao giờ viết bài thuê cho các Twitterers hay Facebookers, mạng xã hội là con dao hai lưỡi, đừng dại mà chơi.
3. SEO
Đây là khái niệm quá quen thuộc với dân marketing đặc biệt là các freelancer. Có hai phương pháp SEO phổ biến là SEO onpage và SEO offpage. Nếu như SEO onpage giúp tối ưu hóa trang web bằng cách tối ưu code web thân thiện với công cụ tìm kiếm, tạo cấu trúc site dễ dàng tiếp cận công cụ tìm kiếm,…thì SEO offpage lại giúp xây dựng uy tín cho trang web của bạn bằng các backlink chất lượng, các chỉ số page rank tăng vùn vụt hay đơn giản là social marketing. SEO là một lĩnh vực chưa bao giờ hết hót với các marketer, nếu SEO của anh mạnh, anh sẽ lôi kéo được rất nhiều khách hàng, nói đơn giản hơn anh có cái mồm dẻo thì anh sẽ thắng.
Leave a Reply