4 điều người làm sếp cần loại bỏ để nhân tài không ra đi

Làm việc dưới quyền của một người sếp kém cỏi không chỉ khiến nhân viên khó chịu, nhân tài ra đi mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe tinh thần và tâm lý.

1. Coi thường nhân viên

Khi sếp đưa ra những đánh giá về công việc mà nhân viên thực hiện, thì những lời nhận xét không dễ nghe là khó tránh khỏi. Có những người quản lý không đưa ra bất cứ lời nhận xét xác đáng nào mà chỉ đơn thuần thích thú khi để nhân viên ngồi nhìn như một khán giả.


Nhân viên làm việc cho một người sếp thích chỉ trích và đổ lỗi sẽ khiến mọi việc tệ hại hơn. Nếu đó là phong cách của bạn, nhân viên của bạn sớm muộn cũng bị ảnh hưởng sức khỏe mà tìm cách tháo chạy, còn nhân tài ra đi không nói lời từ biệt.

2. Hay giận dữ

Những người lãnh đạo cũng phải trải qua những khủng hoảng và áp lực. Việc đó đôi lúc sẽ khiến họ mất bình tĩnh. Nếu bạn là sếp thì không nên để việc giận dữ xảy ra quá thường xuyên và biến nó thành việc thường ngày. Nếu bạn thường xuyên nổi nóng bất cứ khi nào mọi việc không được xử lý chính xác như yêu cầu, nhân viên bạn sẽ không thể ở lại lâu.

Sự giận dữ sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở nơi làm việc. Những người lãnh đạo hay nổi nóng khiến cho nhân viên trở nên nhút nhát và dè chừng. Nhân viên sẽ hạn chế chia sẻ và nói lên ý kiến sáng tạo bởi họ sợ sẽ bị la mắng. Không lâu sau nhân tài ra đi để tìm một chân trời mới.

3. Kỳ vọng vô lý

Nhiều người quản lý nhìn nhân viên của họ theo cách chẳng hề có bất cứ khái niệm nào trong đầu ngoài công việc. Họ không thể ngắt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu để quan tâm đến cảm xúc, sở thích hay bất cứ thứ gì khác ngoài công việc đối với cấp dưới.

Những người sếp kỳ vọng nhân viên sẽ hi sinh thời gian để phục vụ cho công việc luôn làm cho nhân viên có cảm giác sẽ làm thất vọng sếp. Đó chính là dấu hiệu để nhân tài ra đi khi họ không còn muốn chiến đấu trong môi trường công sở u ám đó nữa.

4. Sếp quá thất bại

Nếu có một điều khiến phần lớn nhân viên đều phát điên ở nơi công sở, đó chính là một người sếp không biết diễn thuyết, không biết phát biểu và không biết truyền cảm hứng. Các nhân viên sẽ rất khó để cảm thấy sự khích lệ hay chuyên tâm vào công việc khi mà người lãnh đạo không thể hiện đúng tầm như họ mong đợi.

Sếp quá thất bại sẽ khiến nhân tài ra đi
Làm việc dưới quyền của một người sếp kém cỏi không chỉ khiến nhân viên khó chịu, nhân tài ra đi mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe tinh thần và tâm lý. Lâu ngày đám nhân viên sẽ dừng việc tự nhủ với bản thân phải cố gắng chịu đựng và thay vào đó, họ sẽ tính toán một cách khách quan các thiệt hại mà họ sẽ hứng chịu nếu ở lại môi trường này để củng cố tư tưởng nghỉ việc.

Nếu bạn là người lãnh đạo mà có 4 dấu hiệu trên, hãy bỏ ngay đi nhé vì sớm muộn nhân viên cũng sẽ bỏ bạn mà đi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *