Cách viết CV chuẩn cho người chưa có kinh nghiệm gì cả!
Bạn cũng nên xem xét việc tạo một bản tóm tắt những điểm quan trọng và đặt ở phần đầu tiên trong CV. Để họ tên và thông tin liên lạc ở phía trên cùng của
Đừng để việc thiếu kinh nghiệm làm bạn từ bỏ ứng tuyển vào một vị trí mà bạn đáp ứng đủ hầu hết các yêu cầu. Thay vào đó, hãy tận dụng tối đa những phẩm chất khác của bạn như: kỹ năng, thái độ, năng lực và sự nhiệt huyết. Dưới đây là những cách viết CV chuẩn dành cho bạn tham khảo:
Xác định những gì bạn cần có cho công việc
Hãy xác định rõ công việc bạn ứng tuyển cần những phẩm chất nào, bạn có từng tham gia những hoạt động nào tương tự như vậy hay chưa? Những điều gì bạn đã trải qua có thể giúp hỗ trợ khi bạn làm công việc này?
Tham gia tình nguyện hay tham gia các tổ chức cộng đồng, công việc bán thời gian đã làm, các môn học, các dự án cá nhân và các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia,… đều là những điều bạn có thể sử dụng để bổ sung vào hồ sơ xin việc của bạn. Hãy suy nghĩ từ quan điểm của nhà tuyển dụng – từ đó sẽ quyết định chọn những yếu tố thú vị nhất, kể tên những nơi mà bạn đã sử dụng các kỹ năng có liên quan, và làm cho chúng nổi bật trên CV của bạn.
Làm cho mình trở thành một ứng viên sáng giá đối với nhà tuyển dụng khi có những phẩm chất phù hợp
Cách viết CV thuyết phục là làm sao để thông qua CV, bạn có thể thể hiện những đặc điểm tính cách mà nhà tuyển dụng mong muốn đối với công việc này. Nếu chỉ viết rằng bạn “nhiệt tình” mà không đưa ra các thông tin chứng mình, để bổ sung hay hỗ trợ thêm thì chưa đủ. Bạn nên chứng minh điều mình nói thông qua các ví dụ cụ thể.
Bắt đầu một công việc hay hoạt động nào đó ngay từ đầu và vượt qua những khó khăn trong quá trình làm việc hay hoạt động có thể thể hiện sự tháo vát và quyết tâm của bạn. Ví dụ: “Phát động một dịch vụ trao đổi kiến thức kỹ năng tại địa phương nhằm cắt giảm chi tiêu tại các hộ gia đình. Tìm được các kênh quảng cáo thông tin miễn phí, cho phép người dân có thể thực hiện kết hợp và nguồn lợi tiết kiệm ước tính lên đến hơn 50,000,000 triệu đồng trong năm đầu tiên”. Bạn có thể sử dụng những ví dụ kiểu như thế này để minh họa các kỹ năng của bạn như khả năng tương tác, hoặc kỹ năng tổ chức và truyền thông.
Có được một công việc để phụ giúp gia đình hoặc để trả tiền học phí cho việc học đại học của bạn cũng có thể giúp tiết lộ sự khiêm tốn và sự mạnh mẽ trong công việc của bạn trong cách viết CV. Khi đó bạn có thể viết : “Đã từng trải qua các công việc bán thời gian kể từ khi 18 tuổi để tự trang trải chi phí học tập”.“Luôn có tinh thần cầu tiến, tìm hiểu về những điều mới mẻ hay các lĩnh vực có liên quan đến vị trí này thông qua các cộng đồng trực tuyến”. “Đã được đào tạo và trải nghiệm thông qua việc các dự án riêng như….”.
Khi tất cả các hoạt động bạn tham gia hay tổ chức đều thể hiện sự nhiệt tình, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng ban đầu khá tốt với CV của bạn. Những điều trên đây sẽ phù hợp khi được viết trong CV ở các mảng giáo dục, đào tạo, kỹ năng của bạn.
Các nhà tuyển dụng thường thích các ứng viên có thể chứng minh được những đặc điểm tính cách. Ví dụ như “kỹ năng tính toán” và “khả năng nắm bắt thị trường”, những điều mà bạn có thể thể hiện trong qua công việc bán lẻ, tiếp thị hay bán hàng trước đó.
Hãy tự định lượng những thành tích của mình bất cứ khi nào có thể (ví dụ như bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền, có thể giảm thiểu thời gian được bao nhiêu, …v.v.) và đề cập đến những trường hợp khi bạn từng được thăng chức, được giữ lại làm việc hay được trao cho những trọng trách lớn hơn.
Nói cùng một ngôn ngữ
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng thông thường tất cả những ứng viên khi apply vào một vị trí nào đó đều nên nhắm vào việc sử dụng ngôn ngữ mà một nhà tuyển dụng mong đợi ở một ứng viên lý tưởng.
Cách viết CV thông minh còn cần sử dụng những từ khóa xuyên suốt trong CV, trong tiêu đề công việc, khi đền cập đến các kỹ năng và khi mô tả về những kinh nghiệm làm việc của mình.
Thử trình bày CV theo một cách khác
Bạn không nhất thiết phải luôn thể hiện các công việc bạn đã từng làm theo thứ tự thời gian như các CV truyền thống. Hãy đưa thông tin nào quan trong nhất lên đầu tiên, hay đưa các công việc/dự án có liên quan nhiều đến vị trí ứng tuyển đưa lên trước, và thông tin nào ít liên quan hơn thì để sau.
Cách viết CV có thể linh hoạt trong việc bố trí và sắp xếp các nội dung, sắp xếp phần công việc có liên quan nhiều lên trước và bổ sung cho phần công việc ít liên quan phía sau. Bạn cũng có thể đặt phần trình độ chuyên môn trước phần kinh nghiệm làm việc, hay trích riêng các môn học có liên quan trực tiếp đến công việc và sắp xếp chúng ở vị trí nổi bật.
Đừng nghĩ việc bổ sung cho CV dồi dào thông tin là một điều tốt. Một CV dài, nhiều thông tin lan man và có những chi tiết không thích hợp sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp khi ứng tuyển. Thay vào đó, hãy viết một cách rõ ràng và chính xác, tập trung vào việc làm cho việc tiếp nhận thông tin được dễ dàng hơn với người đọc khi nhấn mạnh vào các thông tin quan trọng.
Bạn cũng nên xem xét việc tạo một bản tóm tắt những điểm quan trọng và đặt ở phần đầu tiên trong CV. Để họ tên và thông tin liên lạc ở phía trên cùng của trang, sau đó sử dụng tiêu đề công việc tại phần heading trang CV của bạn. Sau đó, tóm tắt những chi tiết chính như các kỹ năng hiện có, các kinh nghiệm trong hoạt động hay kỳ thực tập hè ở công ty, hoặc một phát biểu cá nhân ngắn thể hiện rõ điểm mạnh và khả năng đóng góp của bạn là gì. Một vài dòng trong phần lưu ý hoặc thể hiện định với dạng gạch đầu dòng (chứ không phải dùng văn xuôi nguyên câu) sẽ giúp bạn thể hiện những điều này tốt hơn.
Đi kèm với một thư xin việc ngắn giải thích lý do của bạn khi ứng tuyển và thể hiện sự quan tâm của bạn với công ty như thế nào sẽ giúp bạn ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng.
Leave a Reply