Thế hệ Z và những điều nhà tuyển dụng cần ghi nhớ
Theo nghiên cứu của Stillman, 75% người thuộc thế hệ Z tin rằng có nhiều cách khác để nhận được sự giáo dục tốt hơn ngoài việc phải đi học đại học.
David Stillman – một chuyên gia về các thế hệ và con trai của ông, Jonah Stillman – một người thuộc thế hệ Z đã viết một cuốn sách để giúp giải quyết khoảng cách về thế hệ giữa những người trẻ tuổi.
Vậy những ai được coi là thuộc thế hệ Z? Mặc dù vẫn còn có những bất đồng về định nghĩa của thế hệ Z, hầu hết các nhà nhân khẩu học đã cho rằng những người sinh năm 1995 đến đầu những năm 2000s thuộc thế hệ này. Ở Mỹ, thế hệ Z bao gồm 79 triệu người, những người sắp tham gia lực lượng lao động hoặc đang trong giai đoạn đầu sự nghiệp của họ.
Bố con nhà Stillman
Nhà Stillman cảnh báo rằng những nhà tuyển dụng không nên nhầm lẫn giữa những người thuộc thế hệ Z và những người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ – những người già hơn Z-ers một thế hệ.
Thế hệ Z đầy tham vọng và chăm chỉ
So với thế hệ Thiên niên kỷ, thế hệ Z cạnh tranh hơn và độc lập hơn. Thế hệ Thiên niên kỷ đã được nuôi dưỡng để tin tưởng vào sự hợp tác và bao hàm, những phẩm chất tốt ảnh hưởng đến đạo đức làm việc của họ. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng mọi người đều thắng khi làm việc cùng nhau không hoàn toàn thực tế.
Jonah Stillman nói rằng: “Tôi đã được dạy rằng sẽ có những người thắng cuộc và những kẻ thua cuộc, và nếu tôi không sẵn sàng làm việc chăm chỉ thì có 70 triệu người khác trong thế hệ Z sẽ tiến tới chỗ tôi và lấy đi công việc của tôi. Chúng tôi là một thế hệ rất cạnh tranh và quyết tâm.”
Điều quan trọng đối với các quản lý thuộc thế hệ Thiên niên kỷ là họ cần cách tiếp cận khác đối với thế hệ trẻ tuổi nhất trong lực lượng lao động này.
David Stillman chia sẻ: “Bây giờ chúng ta có một thế hệ mà sẽ độc lập và cạnh tranh hơn rất nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đối mặt với nguy cơ rằng những millenials có thể loại bỏ thế hệ này vì cho rằng họ không trung thành, không có tính đồng đội, và điều đó là không đúng. Họ đang tới và nhìn thế giới bằng cái nhìn hoàn toàn khác. Tôi nghĩ bước đầu chúng ta cần đào tạo những người đứng đầu về sự khác nhau giữa thế hệ Z và thế hệ Thiên niên kỷ”.
Những “đứa trẻ” thế hệ Z là những “người bản xứ” kỹ thuật số
Những nhân viên thế hệ Z chưa bao giờ biết đến một cuộc sống mà không có Internet hoặc phương tiện truyền thông xã hội, và họ cảm thấy thoải mái với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Đó là một đặc điểm mà bố con nhà Stillman gọi là “phygital” (kết hợp giữa physical – vật lý và digital – kỹ thuật số).
Theo David Stillman, thì “Phygital đã xóa nhòa ranh giới giữa vật lý và kỹ thuật số. Họ không nhìn thấy ranh giới nào cả. Thế hệ này chỉ biết đến một thế giới nơi những chiếc điện thoại của họ rất thông minh.”
Vì Z-ers là những người bản xứ kỹ thuật số, nên họ có thể đóng vai trò quản lý về công nghệ – một yếu tố bắt buộc đối với những nơi làm việc hiện đại. Họ có khả năng nhanh chóng sắp xếp các quy trình, và họ ít do dự hoặc ít sợ hãi hơn khi thử nghiệm một thứ gì đó mới mẻ.
Thế hệ Z cũng cảm thấy những thế khác suy nghĩ thái quá về nhiều thứ và tốn quá nhiều thời gian. Đó là lý do họ muốn thử nghiệm, bắt tay ngay vào thực hiện ý tưởng và có thể là rút ngắn nhiều giai đoạn. Kết quả là thế hệ này có thể hành động nóng vội và các nhà tuyển dụng cần phải chú ý đến điều này. Không công ty nào muốn sử dụng tất cả các nguồn lực vào một xu thế nhất thời nhanh đến và cũng chóng lụy tàn.
Thế hệ Z đang tìm các phương án thay thế
Những sự kiện kinh tế và chính trị như ngày 11/9 và cuộc Đại suy thoái đã định hình thế giới quan của thế hệ Z. Jonah Stillman nói về thế hệ của mình như một thế hệ tự vận động, một phần vì Internet cung cấp những cơ hội chưa từng có cho việc tự học.
Anh chia sẻ: “Nếu tôi muốn học cách lát lại sàn phòng tắm hoặc nói tiếng Nga, tôi có thể làm tất cả những điều đó và bất cứ thứ gì khác bằng cách đăng nhập vào Youtube.”
Thế hệ Z sẵn sàng suy nghĩ ngoài lối mòn truyền thống. Giống như Malia Obama, con gái đã được nhận vào Harvard của nguyên Tổng thống Obama, ngày càng nhiều người thế hệ Z cân nhắc ý tưởng một năm “gap year” giữa trung học phổ thông và đại học để đi du lịch, thực tập, học một kỹ năng hoặc đơn giản để suy nghĩ về việc họ muốn trở thành người như thế nào khi họ lớn lên.
Theo nghiên cứu của Stillman, 75% người thuộc thế hệ Z tin rằng có nhiều cách khác để nhận được sự giáo dục tốt hơn ngoài việc phải đi học đại học.
Leave a Reply