5 điều tối kị trong phỏng vấn tuyển dụng hiện nay
Bạn nên hạn chế đặt những câu hỏi quá áp đặt theo kiểu “có-không”, “đúng-sai”, “thật-giả” vì điều này dễ khiến buổi phỏng vấn trở nên một chiều, thiếu cởi mở,
1. Không nghiên cứu hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn
Hồ sơ xin việc chính là bản tóm tắt những kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên mà ở đó nhà tuyển dụng có thể biết được hồ sơ có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Để tránh tình trạng đánh giá sai, hoặc nhìn nhận thiếu chuyên nghiệp từ ứng viên, thì bạn nên đọc kĩ hồ sơ của ứng viên trước khi phỏng vấn. Để tìm được nhân tài bạn cần tìm hiểu về công việc, kinh nghiệm trước đây của họ thông qua công ty cũ, người quen biết để có thể đưa ra đánh giá về chuyên môn, trình độ, thái độ làm việc của ứng viên. Tất cả những thông tin này đều giúp bạn đánh giá ứng viên một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất. Vậy nên, việc nghiên cứu hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết.
2. Bắt ứng viên phải chờ đợi quá lâu
Việc bắt ứng viên phải chờ đợi phỏng vấn là điều không nên, và thật tệ nếu như bạn bắt ứng viên chờ “dài cổ” đến cả tiếng. Điều này sẽ khiến những ứng viên tiềm năng cảm thấy bực tức, bất bình với cách làm việc giờ “dây thun” này và quyết định ra về. Có khi, họ sẽ nói xấu công ty trên các trang mạng xã hội, sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến danh tiếng của công ty. Bạn nên sắp xếp thời gian phỏng vấn hợp lý, đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ, canh thời gian phỏng vấn mỗi ứng viên để đưa ra lịch hẹn cho mỗi ứng viên thích hợp.
Đừng bắt ứng viên phải chờ đợi quá lâu?
3. Xem trọng bằng cấp
Không thể phủ nhận rằng những ứng viên có trình độ chuyên môn, bằng cấp cao thì có những nền tảng nhất định. Nhưng nếu chỉ dựa vào tiêu chí này để tuyển dụng thì bạn có thể sẽ bỏ qua những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn. Bạn nên biết rằng nên coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc hơn là bằng cấp. Một số ứng viên có thể bằng cấp của họ không tốt nhưng họ có kinh nghiệm thực tế vì họ phải dành phần lớn thời gian cho việc va chạm thực tế hơn là đi học. Bạn nên trung hòa giữa kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, để có thể tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang tuyển.
4. Đưa ra câu hỏi thiếu tích cực
Bạn nên hạn chế đặt những câu hỏi quá áp đặt theo kiểu “có-không”, “đúng-sai”, “thật-giả” vì điều này dễ khiến buổi phỏng vấn trở nên một chiều, thiếu cởi mở, thân thiện. Bạn nên tương tác với ứng viên, chứ đừng biến buổi phỏng vấn trở thành một lớp học giáo huấn, hay cuộc tranh luận. Hoặc bạn vô tình đặt những câu hỏi quá nặng nề khiến ứng viên cảm thấy bị khiêu khích tinh thần.
Đưa ra câu hỏi thiếu tích cực sẽ khiến bạn giảm tương tác với ứng viên?
5. Từ chối thẳng thừng
Để đưa ra lời từ chối không hề đơn giản, nếu không khéo thì bạn sẽ khiến ứng viên có cái nhìn nhận sai về công ty bạn. Biết rằng bạn sẽ căng thẳng, mệt mỏi khi phải làm việc với rất nhiều ứng viên trong khoảng thời gian ngắn, nhưng để làm việc chuyên nghiệp thì bạn nên kiềm chế và hạn chế đưa ra những lời từ chối thiếu tế nhị, gây tổn thương người khác. Bạn phải giải thích rằng tại sao họ không được chọn và trước khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn nên nói lời tạm biệt và hẹn gặp lại ứng viên vào dịp khác.
Leave a Reply